Phát triển mô hình tổ hợp tác nâng cao hiệu quả kinh tế

Để góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết đầu ra cho nông dân, được sự hỗ trợ của địa phương, tổ hợp tác nuôi dê Thuận Phát ở ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 5/2022 sẽ là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên.

Kinh tế tập thể có vai trò trong cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp. Liên kết, hợp tác trong nông nghiệp là hướng đi đúng và bền vững. Vì vậy, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết đầu vào và đầu ra cho nông dân. Hơn nữa liên kết, hợp tác trong sản xuất tạo ra khu sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu có chất lượng cao, tạo ra hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Bà Lâm Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Mỹ cho biết: ban đầu nghề nuôi dê trên địa bàn xã chủ yếu các hộ nuôi tự phát và nhỏ lẻ, thời gian gần đây, nhận thấy mô hình nuôi dê trên địa bàn đem lại hiệu quả kinh tế cao, khâu tiêu thụ ổn định, giá bán cao, lợi nhuận ổn định. Do đó, Hội Nông dân xã vận động các hộ nuôi dê tham gia phát triển tổ hợp tác. Trong 06 tháng đầu năm 2022, Hội Nông dân xã phát triển mới 02 tổ  viên nông dân, nâng tổng số đến nay có 72 tổ, chi, tổ hội nghề nghiệp. Trong đó, tổ hợp tác nuôi dê Thuận Phát tuy mới thành lập nhưng hoạt động hiệu quả. Để giúp tổ hợp tác hoạt động hiệu quả và ngày càng bền vững, thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, Hội Nông dân xã đầu tư 100 triệu đồng giúp 05 thành viên tổ hợp tác vay phát triển bền vững mô hình nuôi dê hiện có.

Sau khi được tuyên truyền, vận động, phân tích lợi ích tham gia mô hình tổ hợp tác, ông Nguyễn Hữu Ý, ấp Nhà Dựa, xã Thanh Mỹ và 04 hộ dân khác đã tự nguyện cùng nhau liên kết thành lập tổ hợp tác nuôi dê. Ông Ý cho biết: tham gia vào tổ hợp tác có nhiều lợi ích. Ngoài cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi cũng như khâu tiêu thụ, các thành viên được địa phương tạo điều kiện tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các thành viên được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nhờ vậy các thành viên có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt từ mô hình này đã giúp nhiều hộ dân vươn lên trở thành hộ khá.

nông dân Nguyễn Hữu Ý chăm sóc đàn dê sinh sản.

Trước khi tham gia vào mô hình tổ hợp tác, nông dân Nguyễn Hữu Ý là một trong những hộ dân tiên phong tự phát nuôi dê và thành công cho đến nay. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Ý còn hỗ trợ kỹ thuật nuôi cũng như hỗ trợ con giống đầu vào và đầu ra cho người nuôi. Ông Ý cho biết thêm: ban đầu khởi nghiệp ông nuôi dê và gà đông tảo bước đầu con dê thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá dê thịt luôn ở mức cao dao động từ 120.000 - 140.000 đồng/kg. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, những năm tiếp theo ông tập trung xây dựng chuồng trại mở rộng quy mô phát triển nghề nuôi dê. Tuy nhiên, trong năm 2016 mặc dù giá thịt dê giảm mạnh, một hộ nuôi khác chuyển sang con nuôi nhưng ông Ý vẫn duy trì nghề nuôi dê và đem lại thành công cho đến nay. Hiện tại chuồng trại của gia đình ông Ý đang duy trì nuôi 80 con dê sinh sản và dê thịt. Đối với dê sinh sản, thời gian nuôi 08 tháng sinh sản 01 lần, bình quân mỗi con dê giống sinh sản 02 con dê con. Sau khi dê sinh sản nuôi thêm 03 - 06 tháng xuất bán, trọng lượng đạt 30kg/con xuất bán, với giá bán hiện nay 120.000 đồng/kg, lợi nhuận 1,8 triệu đồng/con. Theo ông Ý, dê là con vật dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Hiện tại đầu ra sản phẩm thịt dê rất ổn định, nguồn cung không đáp ứng đủ cho thương lái. Thời gian tới, ông cải tạo chuồng trại, mở rộng quy mô phát triển thêm 50 con dê sinh sản nhằm tăng thu nhập, thúc đẩy kinh tế gia đình, đồng thời thuê thêm 01ha đất trồng cỏ để đủ nguồn nguyên liệu thức ăn phục đàn nuôi.

Theo bà Lâm Thị Hiền, để thành lập được tổ hợp tác, Hội Nông dân xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân và người dân tham gia. Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu của các hộ nuôi và có kế hoạch cũng như định hướng phát triển sau khi tổ hợp tác hình thành. Sau khi phát động đa số các hộ nuôi dê đồng tình hưởng ứng rất cao. Việc thành lập tổ hợp tác đã đem lại nhiều lợi ích cho nông dân, mô hình này không chỉ khắc phục tình trạng sản xuất tự phát và đầu ra không ổn định. Mô hình nuôi dê hình thành và phát triển theo hướng tổ hợp tác rất phù hợp với vùng nông thôn. Không chỉ vậy, hộ dân tham gia đều mang lại lợi ích chung cho các thành viên cả tổ, đặc biệt là đối với các thành viên thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc chất lượng con giống đầu vào và khâu tiêu thụ. Thời gian tới, Hội tiếp tục tập trung đẩy mạnh, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên nông dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết đầu ra, giúp nông dân an tâm sản xuất, nâng cao thu nhập thúc đẩy kinh tế gia đình.

bài, ảnh: MẪN QUÂN

thư viện ảnh
No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title... No title...
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 174
  • Trong tuần: 1,559
  • Tất cả: 252,382