Hiệu quả từ các Chương trình Hỗ trợ của VCCI cho các HTX nghêu tại Trà Vinh
Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre tại Việt Nam” được thực hiện trong 04 năm (2018 – 2022) tại 05 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Thanh Hóa và Nghệ An, mang lại lợi ích cho 150 nhóm sản xuất với 35.000 thành viên và 60 doanh nghiệp chế biến vừa và nhỏ.  Tại Trà Vinh, thông qua VCCI  và Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), dự án đã hỗ trợ cho 06 HTX nuôi nghêu tại Trà Vinh và đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Cụ thể như sau:

Hiệu quả từ chương  trình hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất: Trước đây việc can thưa nghêu và thu hoạch nghêu thương phẩm tại Trà Vinh hoàn toàn bằng thủ công, do lao động tham gia khá dồi dào, đa phần là người địa phương hoặc là thành viên HTX. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc thuê mướn lao động tại địa phương để can nghêu và thu hoạch nghêu gặp rất nhiều khó khăn. Vì đa số lao động đã chuyễn sang làm ở các nhà máy, xí nghiệp…điều kiện làm việc ở những nơi này tương đối tốt hơn so với nghề thu hoạch nghêu và có thu nhập ổn định hơn.

Khai thác nghêu bằng máy tại HTX Phương Đông

Mặc khác năng suất khai thác trung bình của một lao động khoảng 30-40kg nghêu/giờ. Tuỳ theo độ dày, thưa của nghêu ở bãi nuôi. Do điều kiện bãi nuôi ở các HTX có nền hạ không đều nhau. Các HTX nằm sâu trong vùng cửa sông như HTX Phương Đông, HTX Thành Công nên có nền hạ bãi nuôi cao hơn các HTX khác, thời gian cạn nước để có thể thu hoạch được thường kéo dài từ 04-06 giờ cho mỗi ngày khai thác. Các HTX còn lại có nền hạ thấp hơn và gần biển nên thời gian cạn nước để có thể thu hoạch được thường chỉ từ 2,5-3,5 giờ/ngày. Ngoài ra, do tác động của thủy triều nên mỗi tháng HTX chỉ có thể thu hoạch nghêu được từ 10-15 ngày; các ngày còn lại do thủy triều dâng cao nên không thể khai thác được. Từ điều kiện bãi nuôi như thế nên thời gian thu hoạch nghêu của các hợp tác xã ở Trà Vinh thường kéo dài từ 3-4 tháng mới thu hoạch xong vụ nuôi.

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2020 VCCI đã trao tặng máy thu hoạch nghêu cho 06 HTX nuôi nghêu tại Trà Vinh. Sau 02 năm đưa máy khai thác vào sử dụng  kết quả cho thấy đạt kết quả ngoài sự mong đợi của HTX. Niên vụ 2020-2021, tổng sản lượng can nghêu bằng máy đạt trên 710 tấn và tổng sản lượng thu hoạch nghêu bằng máy 1.250 tấn. Trao đổi với chúng tôi, Ông Cao Thành Dũng, giám đốc HTX Thành Đạt xã Hiệp Thạnh, Thị xã Duyên Hải cho biết từ khi được Dự án hỗ trợ máy khai khác nghêu đã giúp chúng tôi giảm được áp lực về thuê mướn lao động và giúp HTX tiết kiệm được rất nhiều chi phí, Cụ thể niên vụ 2020-2021, chúng tôi đã sử dụng máy can được trên 70 tấn nghêu và thu hoạch trên 150 tấn nghêu thịt;  nếu như trước đây khai thác bằng thủ công với sản lượng trên chúng tôi phải tốn 140 triệu đồng chi phí can nghêu và 750 triệu cho chi phí thu hoạch thì niên vụ vừa rồi khi áp dụng  máy vào khai thác đã giúp chúng tôi tiết kiệm từ 50-60% chi phí . Cụ thể chúng tôi chỉ tốn có 60 triệu cho chi phí can nghêu và 350 triệu cho chi phí thu hoạch nghêu, từ hiệu quả đó chúng tôi đã đầu tư mua sắm thêm 02 máy khai thác nữa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của HTX. Cùng quan điểm với Ông Cao Thành Dũng, Ông Đặng Xuân Thảo, giám đốc HTX nuôi nghêu Phương Đông cho biết, 02 niên vụ vừa rồi ông đã sử dụng máy do VCCI hỗ trợ đã can được trên 300 tấn và thu hoạch trên 600 tấn nghêu thịt, giúp HTX tiết kiệm trên 50% chi phí so với trước đây, ông cho biết thêm, nếu so sánh hiệu quả kinh tế về việc bỏ ra chi phí để đầu tư máy khai thác nghêu thì hiệu quả rất nhiều, ví dụ như đầu tư mua 01 máy khai thác với chi phí khoản 60 triệu đồng, một vụ nuôi một máy có thể giúp tiết kiệm chi phí cho HTX trên 1,5 tỷ đồng. Nhờ tiết kiệm được nhiều chi phí nên niên vụ vừa rồi HTX Phương Đông chia lợi nhuận cho thành viên HTX đạt trên 170%.

Ngoài việc hỗ trợ thí điểm ứng dụng máy thu hoạch nghêu, phía VCCI còn hỗ trợ cho 02 HTX gồm:  HTX Ba Vinh và HTX Tiến Thành, mỗi HTX  01 máy phân loại nghêu với công suất 7-10 tấn/giờ và phân được 04 loại zise khác nhau. Trao đổi với chúng tôi, Ông Lê Trường Sơn, giám đốc HTX Ba Vinh  vô cùng vui mừng  cho biết việc ứng dụng máy vào phân loại nghêu giúp HTX bán nghêu được giá cao và tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian lao động. Theo ông, nếu như trước đây HTX phân loại nghêu hoàn toàn băng thủ công và thực hiện ngay tại nơi khai thác. Công cụ phân loại là lưới sắt,  loại sử dụng cho 01 lao động và loại sử dụng cho 04 lao động. Tuy nhiên nhược điểm của phân loại theo hình thức này chỉ phân ra được một size, nếu muốn phân ra thêm nhiều size thì phải sàng qua nhiều lần, với mắc lưới khác nhau, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng nghêu. Năng suất phân loại trung bình của 01 lao động khi sử dụng sàng đơn là khoản 200-300kg/giờ sàng sử dụng cho 01 lao động) cho một size nghêu. Sàng sử dụng cho 4 lao động năng xuất đạt 1.200kg – 1.500kg/giờ. Nhưng từ khi đưa máy phân loại vào sử dụng thì hiệu quả rất cao đạt 8 tấn/giờ và phân ra được tới 04 size khác nhau. Niên vụ vừa rồi HTX sử dụng máy phân loại cho trên 260 tấn nghêu, quá đó giúp HTX tiết kiệm hơn 200 triệu đồng cho chi phí phân loại và giá bán bình quân cao hơn bán xô (không phân loại) từ 1.000-2.000đ/kg.

Phân loại nghêu tại HTX Ba Vinh

Hiệu quả từ chương trình xúc tiến thương mại: Nhằm hỗ trợ thúc đẩy việc liên kết sản xuất gắn với chế biến, trong đó trọng tâm là giúp các HTX nuôi nghêu ở Trà Vinh có thể bán nghêu trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu, mà không phải bán qua thương lái. Để thực hiện hỗ trợ này, từ năm 2019 đến nay, VCCI đã tổ chức nhiều chuyến xúc tiến kết nối trực tiếp giữa các HTX và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Qua các chuyến xúc tiến, kết nối đã đưa ra được các giải pháp để cải thiện các quan điểm khác nhau về thu mua nghêu và bán nghêu giữa Doanh nghiệp và HTX, qua đó đã có hợp đồng bán bán nghêu trực tiếp của HTX cho Doanh nghiệp, cụ thể năm 2020 HTX Thành Đạt đã hợp đồng bán nghêu cho Công Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, tuy nhiên sau đó dịch Covic-19 bùng phát nên tạm ngưng  cho đến nay, mặc khác do lợi ích về chi phí vận chuyển quá cao mà doanh nghiệp đã bỏ ra (vận chuyển nghêu từ Trà Vinh ra nhà máy tại Nam Định) nên hiệu qua kinh tế không cao, từ thực tế trên, phía VCCI và Liên minh HTX tỉnh Trà Vình đã phối hợp kêu gọi Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam xem xét đầu tư nhà máy chế biến nghêu tại Trà Vinh, qua đó phía công ty đã vào khảo sát và tỉnh củng đã giới thiệu vị trị trí để đặt nhà máy, dự kiến trong quí II/2023 Công ty Lenger sẽ hoàn tất thủ tục đầu tư nhà nhà máy tại Trà Vinh và tiến hành khởi công xây dựng với công suất  30 tấn nghêu đông lạnh/ ngày, tương đương 10,000 tấn nhêu nguyên liệu/năm. Về công nghệ và thiết bị tương tự như nhà máy của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở TP Nam Định, có đầy đủ các chứng chỉ quốc tế đảm bảo xuất khẩu và bán trong nước. Đặc biệt sẽ sản xuất những sản phẩm phát huy lợi thế vùng thu hoạch loại A. Việc Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam đầu tư nhà máy chế biến tại Trà Vinh đã góp phần rất lớn vào việc hoàng thiện chuỗi giá trị nghêu của tỉnh, từ khâu sản xuất đến chế biến, làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho bà con thành viên HTX góp phần phát triển chuỗi nghêu ổn định và bền vững. 

 

Ông Nguyễn Hồ Nguyên, tổng giám đốc Cty Lenger Việt Nam, giới thiệu về dự án đầu tư Nhà máy với các lãnh đạo tỉnh Trà Vinh

 

Trung Vẹn

thư viện ảnh
Không tìm thấy Video trong hệ thống dữ liệu
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 5
  • Trong tuần: 131
  • Tất cả: 285611